Theo đó, mức thuế
chống bán phá giáđối với Trung Quốc tăng mạnh so với mức cũ, từ 4,64-6,87% lên 17,47-25,35%%; với Indonesia từ 3,07% lên 13,03%. Riêng với Malaysia được giảm thuế 1,16% so với trước đó và giữ nguyên cho Đài Loan theo mức cũ.
Các mức thuế mới này được áp dụng từ ngày 14/5 đến 6/10/2019.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng lưu ý, mức thuế cũng như thời gian áp thuế có thể thay đổi trong trường hợp rà soát, gia hạn theo quy định tại Pháp lệnh Chống bán phá giá.
Từ năm 2014, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá giai đoạn đầu (áp dụng từ 15/10/2014 đến 13/5/2016) đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan và Malaysia.
Ở giai đoạn này, các
doanh nghiệpcủa Đài Loan bị áp mức thuế chống bán phá giá từ 13,79% - 37,29%. Các doanh nghiệp của Indonesia bị áp mức thuế chống bán phá giá ở mức 3,07%. Các doanh nghiệp của Trung Quốc và Malaysia bị áp các mức thuế khác nhau từ 4,64% - 10,71%./.
Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ khởi xướng điều tra chống bán phá giá hai sản phẩm nhập khẩu là
thépkhông gỉ cán nguội và tôn mạ kẽm. Còn tôn mạ kẽm vẫn đang trong giai đoạn điều tra, chưa có mức thuế cuối cùng.
Trước đó, trong năm 2015
thép Trung Quốcồ ạt vào Việt Nam, chiếm tới 61% tổng lượng hàng nhập khẩu khiến cho nhiều sản phẩm thép trong nước bị cạnh tranh gay gắt. Đầu 2016 thị trường thép tiếp tục náo loạn khi giới buôn ồ ạt đầu cơ tích trữ trước quy định áp thuế tự vệ tạm thời.